Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTMT

Thông tin tài liệu Thông tư liên tich số 58/2015/TTLT-BYT-BTMT quy định về quản lý chất thải y tế

Số hiệu 58/2015/TTLT-BYT-BTMT

Ngày ban hành 31/12/2015

Trạng thái còn hiệu lực

Tên file thong-tu-lien-tich-58-2015.pdf

Kích thước 0.78MB

Số lượt tải 556

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

Căn cứ Luật Bo vệ môi trường năm 2014;

Căn cứ Nghị định s 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định s 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch quy định về quản lý chất thải y tế,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chi tiết Khoản 6, Khoản 7 Điều 49 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

2. Thông tư này không điều chỉnh về quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng và chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế. Việc qun lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng thực hiện theo quy định về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. Việc quản lý chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế thực hiện theo quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải y tế trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ng dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.

2. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.

3. Quản lý cht thải y tế là quá trình giảm thiu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyn, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.

4. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế.

5. Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu gi, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.

6. Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu gi chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.

7. Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ h trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học.

Chương II

QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

Mục 1: PHÂN ĐỊNH, PHÂN LOẠI, THU GOM, LƯU GIỮ, GIẢM THIỂU, TÁI CHẾ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ THÔNG THƯỜNG

Điều 4. Phân định chất thải y tế

1. Chất thải lây nhiễm bao gồm:

a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;

b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;

c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mu bệnh phm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;

d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.

2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

a) Hóa chất thải b bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;

b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;

c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải b có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;

d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ;

đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).

3. Chất thải y tế thông thường bao gồm:

a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và cht thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;

b) Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưng chất thải nguy hại;

c) Sản phẩm thi lỏng không nguy hại.

4. Danh mục và mã chất thải y tế nguy hại bao gồm:

a) Danh mục và mã chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định cụ thể cho chất thải y tế nguy hại tại Phụ lục số 01 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

Đánh giá bài viết
Xem thêm
Gọi ngay
Chat zalo
Dịch vụ dich-vu
Báo giá bao-gia