Thủ tục tiêu hủy hàng hóa của cơ quan quản lý thị trường như thế nào? Tiêu hủy hàng hóa thì doanh nghiệp phải lưu hồ sơ gì? Là những câu hỏi mà được nhiều nguời, nhiều doanh nghiệp đang rất quan tâm.
Vai trò của cơ quan quản lý thị trường?
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ thống tổ chức quản lý thị trường
Ở Trung ương: có Cục Quản lý thị trường trực thuộc bộ Thương mại, do Cục trưởng phụ trách. Cục quản lý thị trường có cơ quan đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Ở tỉnh: Có Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại, do Chi cục trưởng (đồng thời là Phó giám đốc Sở Công thương) phụ trách
Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: có Đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên tỉnh, do Đội trưởng phụ trách.
Thủ tục tiêu hủy hàng hóa của cơ quan quản lý thị trường như thế nào?
Việc tiêu hủy hàng hóa bên cơ quan quản lý thị trường nói riêng và cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nói chung được quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
Điều 3. Hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
Khoản 1. Tiêu hủy đối với hàng hoá, vật phẩm đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng.
Khoản 2. Bán trực tiếp (không thông qua đấu giá), trừ các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 4. Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
Khoản 2. Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ:
a) Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;
b) Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Sử dụng hóa chất.
- Sử dụng biện pháp cơ học.
- Hủy đốt.
- Hủy chôn.
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
c) Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản. Và có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm:
- Căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ.
- Thời gian, địa điểm tiêu huỷ
- Thành phần tham gia tiêu huỷ
- Tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ
- Hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
Tiêu hủy hàng hóa thì doanh nghiệp phải lưu hồ sơ gì?
Về phía doanh nghiệp, quy trình trên thực tế là do doanh nghiệp ban hành, nhưng để hàng hóa bị tiêu hủy này được đưa vào chi phí thì theo quy định tại khoản 2.1, điểm b và điểm c Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC cụ thể như sau:
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Công ty bạn phải lập và lưu giữ các hồ sơ nêu trên.
Công ty Môi trường Cửu Long hoạt động lĩnh vực gì?
Công ty TNHH MTV Môi trường Cửu Long TN hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp giải pháp trọn gói về môi trường như thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, bùn thải công nghiệp. Chúng tôi đồng hành cùng Khách hàng giải quyết các mối quan tâm về phế liệu, chất thải, tái chế, tiêu hủy hàng hóa… và tư vấn môi trường cho các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải quyết đúng cách đúng chuyên môn:
CÔNG TY TNHH MTV MÔI TRƯỜNG CỬU LONG TN
- Địa chỉ: 51/41 Cách mạng Tháng Tám, Phường 3, Tp.Tây Ninh, Tỉnh Tây NinhHỗ trợ khách hàng:
- Hotline/zalo: 0982 622 901
- Gmail: moitruongcuulong.tn@gmail.com